Mắt kính bệnh viện công nghệ cao

Khám phá kiến thức mới cùng chúng tôi

MẮT KÍNH BỆNH VIỆN CÔNG NGHỆ CAO - 

MẮT KÍNH BỆNH VIỆN CÔNG NGHỆ CAO - 

ĐỤC THỦY TINH THỂ – NỖI SỢ CỦA TUỔI GIÀ

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đục thể thủy tinh. Liệu có cách nào phòng tránh bệnh và duy trì sự khỏe mạnh cho đôi mắt không? Cùng Bệnh Viện Mắt kính Công Nghệ Cao – Luxury Eyewear tìm hiểu nhé!

1. Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể, hay còn gọi là cườm mắt, là hiện tượng thủy tinh thể, bộ phận trong suốt nằm sau mống mắt, bị mờ đục. Khi thủy tinh thể đục, ánh sáng đi qua mắt bị tán xạ, làm giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

Theo kết quả điều tra quốc gia năm 2015, số người trên 50 tuổi ở Việt Nam có thị lực kém cả 2 mắt tăng tới 500.000 người so với 2007. Nghiên cứu tại 14 tỉnh thành chỉ ra trong số 330.000 người mù, nguyên nhân đến từ đục thủy chiếm đến 74%.

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù hàng đầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt thường gặp nhất ở người cao tuổi.

2. Nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi

Phần lớn đục thủy tinh thể do tuổi già, lão hóa xuất hiện. Một nghiên cứu đã chỉ ra, những người mắc bệnh đục thủy tinh thể tuổi ngoài 50 chiếm đến hơn 70%. Tùy vào từng mức độ, người lớn tuổi khi mắc bệnh đều bị suy giảm thị lực.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi:

Lão hóa: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Theo thời gian, các protein trong thủy tinh thể bị tổn thương và kết tụ, dẫn đến tình trạng đục mờ. Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở người sau 60 tuổi.

Bệnh lý: Một số bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, viêm màng bồ đào,… cũng làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể.

Chấn thương mắt: Chấn thương do va đập mạnh có thể khiến thủy tinh thể bị tổn thương và dẫn đến đục.

Tiếp xúc tia UV: Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời mà không bảo vệ mắt bằng kính râm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, bao gồm cả đục thủy tinh thể.

Sử dụng corticosteroid: Sử dụng corticosteroid trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ là đục thủy tinh thể.

Yếu tố di truyền: Một số người có nguy cơ di truyền cao mắc bệnh đục thủy tinh thể.

3. Dấu hiệu nhận biết 

Bệnh diễn biến thường chậm không gây đau đớn cho người bệnh, ở những giai đoạn đầu gần như không thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thấy các triệu chứng biểu hiện bệnh như:

  • Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy tinh thể. Mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn, hay mỏi mắt khi tập chung nhìn vào một vật nào đó.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm. Do khi có ánh sáng đổng tử co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc.
  • Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật
  • Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt
  • Các triệu chứng có thể thấy ở cả hai mắt hoặc một mắt.

Phân loại đục thủy tinh thể

Dựa vào vị trí và hình thái, đục thủy tinh thể ở người già được phân loại thành các dạng chính sau:

Đục nhân: Là dạng phổ biến nhất, chiếm khoảng 70% các trường hợp. Đục nhân xảy ra ở phần trung tâm của thủy tinh thể, thường có màu xám hoặc nâu.

Đục vỏ: Xảy ra ở phần vỏ bên ngoài của thủy tinh thể, thường có màu trắng hoặc đốm trắng.

Đục dạng hạt: Xuất hiện dưới dạng những hạt nhỏ li ti màu trắng hoặc vàng, rải rác trong thủy tinh thể.

3. Điều trị đục thể thủy tinh như thế nào?

Bệnh đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi nếu được nhận biết sớm, kết quả điều trị sẽ nhanh chóng, hiệu quả. Người mắc bệnh trong giai đoạn đầu có thể đeo kính, sử dụng kính lúp, làm việc trong môi trường ánh sáng tốt cho mắt hoặc kết hợp điều trị bằng thuốc.

Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ là tạm thời, không có tác dụng khi bệnh đã tiến triển phức tạp hơn. Trong trường hợp này, phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất đối với người già. 

Về phẫu thuật, có 3 lựa chọn:

– Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification): Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Bác sĩ sử dụng sóng siêu âm để tán nhuyễn thủy tinh thể đục thành những mảnh nhỏ, sau đó hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt một thấu kính nhân tạo vào thay thế cho thủy tinh thể bị đục.

– Phẫu thuật Extracapsular Cataract Extraction (ECCE): Phương pháp này được sử dụng cho những trường hợp đục thủy tinh thể nặng hoặc đã bị xơ cứng. Bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ nang thủy tinh thể cùng với thủy tinh thể bị đục, sau đó đặt thấu kính nhân tạo vào.

– Phẫu thuật Extracapsular Cataract Extraction (ECCE): Phương pháp này được sử dụng cho những trường hợp đục thủy tinh thể nặng hoặc đã bị xơ cứng. Bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ nang thủy tinh thể cùng với thủy tinh thể bị đục, sau đó đặt thấu kính nhân tạo vào.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị đục thủy tinh thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Mức độ đục thủy tinh thể

– Tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân

– Mong muốn của bệnh nhân

Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ tư vấn cụ thể cho bệnh nhân về các phương pháp điều trị phù hợp và giúp người bệnh lựa chọn phương pháp tốt nhất cho bản thân.

4. Cách bảo vệ mắt giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là một bệnh lý mắt phổ biến ở người cao tuổi, gây ra tình trạng mờ mắt, giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Tuy không thể ngăn ngừa hoàn toàn quá trình lão hóa tự nhiên của mắt, nhưng bạn có thể áp dụng một số biện pháp để bảo vệ mắt và giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, bao gồm:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin A, C, E, lutein, zeaxanthin có nhiều trong các loại rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh, súp lơ), trái cây (kiwi, dâu tây, bưởi), cá hồi, lòng đỏ trứng…

Hạn chế thực phẩm gây hại cho mắt: Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều muối, rượu bia, thuốc lá…

Bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời:

Đeo kính râm có khả năng chống tia UV: Chọn kính có tròng kính có ghi chú “chống tia UV 400” hoặc “UV 100%”.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Sử dụng mũ rộng vành, đặc biệt trong khung giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Giữ vệ sinh mắt:

Rửa tay thường xuyên: Trước khi tiếp xúc với mắt, đảm bảo tay bạn đã được rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm.

Vệ sinh mắt đúng cách: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng để rửa mắt mỗi ngày.

Tránh dụi mắt: Khi mắt ngứa hoặc khó chịu, hãy chớp mắt nhiều lần hoặc sử dụng nước mắt nhân tạo thay vì dụi mắt.

Sử dụng thiết bị điện tử hợp lý:

Áp dụng quy tắc 20-20-20: Sau 20 phút nhìn màn hình, hãy nhìn xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây.

Điều chỉnh độ sáng màn hình: Chỉnh độ sáng phù hợp với môi trường xung quanh, tránh màn hình quá chói hoặc quá tối.

Nghỉ ngơi cho mắt: Sau mỗi giờ sử dụng thiết bị điện tử, hãy cho mắt nghỉ ngơi 10-15 phút.

 Khám mắt định kỳ:

Nên khám mắt ít nhất 1 năm 1 lần: Việc khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý về mắt, bao gồm cả đục thủy tinh thể, để có biện pháp điều trị kịp thời.

Đục thủy tinh thể vốn chẳng phải bệnh của riêng ai. Lối sống của bạn sẽ quyết định trực tiếp đến sức khỏe đôi mắt cũng như cơ thể bạn. Càng nâng cao ý thức phòng bệnh bao nhiêu, bạn càng làm giảm đi các tác nhân có thể gây tổn hại cho mắt bấy nhiêu.

Nếu bạn muốn chăm sóc và kiểm tra sức khỏe đôi mắt cho bạn hoặc người thân, đừng ngần ngại liên hệ với  Bệnh Viện Mắt kính Công Nghệ Cao – Luxury Eyewear để được tư vấn giải pháp nhé.

Tin tức liên quan

Sản phẩm liên quan

Xem tất cả